Lịch sử và luật chơi chơi Caro

Lịch sử

Cờ ca-rô (hay sọc ca-rô) là một trò chơi bàn cờ theo chiến thuật trừu tượng. Cờ ca-rô trong tiếng Triều Tiên là omok (오목), tiếng Trung là 五子棋 (bính âm: wǔzǐqí) và trong tiếng Nhật là 五目並べ (gomoku narabe); tiếng Anh, sử dụng lại tiếng Nhật, gọi là gomoku.
Ban đầu loại cờ này được chơi bằng các con cờ vây (viên cờ màu trắng và đen) trên một bàn cờ vây (19x19). Quân đen đi trước và người chơi lần lượt đặt một viên đá của họ trên đường chéo còn trống. Người thắng là người đầu tiên có được một chuỗi liên tục gồm 5 quân hàng ngang, hoặc dọc, hoặc chéo. Tuy nhiên, vì một khi đã đặt xuống, các quân cờ không thể di chuyển hoặc bỏ ra khỏi bàn, do đó loại cờ này có thể chơi bằng giấy bút. Ở Việt Nam, cờ này thường chơi trên giấy tập học sinh (đã có sẵn các ô ca-rô), dùng bút đánh dấu hình tròn (O) và chữ thập (X) để đại diện cho 2 quân cờ.

Luật chơi

Trong các luật bổ sung như vậy thì luật renju (theo tên gọi của người Nhật) là phức tạp và chặt chẽ nhất, đồng thời cũng giúp cân bằng cơ hội của quân trắng (đi sau) với quân đen.

Một bàn cờ ca-rô với các quân cờ. Bên đen thắng
Các luật cơ bản: Ván cờ được chơi trên bàn cờ 15 x 15 dòng kẻ. Hai bên sẽ thay phiên nhau đi những quân cờ vào giao điểm của các hàng ngang và cột dọc. Người đi trước (quân đen) sẽ đi quân đầu tiên vào tâm bàn cờ (giao của hàng 8, cột 8). Luật thắng thì cũng như cờ ca-rô, tuy nhiên bên đen phải chịu những hạn chế cơ bản sau: không được tạo thành một hàng 6 quân liên tiếp (overlines), không được tạo thành các bẫy 3x3 (double-threes) và 4x4 (double-fours) – nếu đi vào những nước như vậy coi như thua,người nào đi được 5 quân nhưng đã bị chặn trước ở 2 đầu sẽ không thắng.Cuối cùng, có luật về nước đi thứ 5 và thứ 7: Ở những nước thứ 5 và thứ 7, quân đen phải đưa ra 2 phương án nước đi để quân trắng có quyền lựa chọn (Alternative moves 5th and 7th). Hai lựa chọn này phải không đối xứng nhau (vì nếu đối xứng thì coi như không có quyền chọn). Tất cả những luật này không những hạn chế ưu thế của quân đen mà còn đem đến cho quân trắng những cơ hội phải công. Ví dụ, quân trắng, bằng những nước đi của mình có thể buộc quân đen tạo thành 1 hàng 6 quân liên tiếp hay tạo thành bẫy 3x3. Có những ván đấu kết thúc ngay ở nước thứ 7 vì quân đen buộc phải đi 2 nước đối xứng.

Comments