Làm quen với Pascal

Trong bài này mình sẽ giới thiệu qua cho các bạn biết tới một số thành phần trong Pascal, ví dụ như là biến, hằng, từ khóa... Trong các bài tiếp theo chúng ta sẽ đi đến phần lập trình luôn nhé, phần này mình chỉ nói sơ qua thôi vì mục đích là giới thiệu thôi mà, các bạn chịu khó đọc thêm trong sách giáo khoa tin học lớp 8 hoặc 11 nhé, trong sách nói rất kĩ, mình không muốn viết lại nhiều, nếu không có sách thì bạn có thể tham khảo trên mạng - rất nhiều.
Các bạn có thể tham khảo thêm bài này: https://vi.wikipedia.org/wiki/Pascal_(ngôn_ngữ_lập_trình)
làm quen với Pascal
làm quen với Pascal

Một số quy tắc

Mỗi dòng lệnh sẽ có một ý nghĩa và thực hiện một công việc nhất định
Một lệnh được kết thúc bằng một dấu chấm phẩy (;)

Từ khóa

Tham khảo sách giáo khoa tin học 11, trang 128 nhé
Dưới đây là ý nghĩa một vài từ khóa hay dùng:
and - và
array - mảng
begin - bắt đầu chương trình hoặc một khối lệnh
const - khai báo hằng
div - chia lấy phần dư, ví dụ 16 div 3 thì bằng 1
do - làm (thuộc vòng lặp for và vòng lặp while)
downto - chạy ngược
else - rẽ nhánh
end - kết thúc chương trình hoặc một khối lệnh
for - vòng lặp for
function - hàm
if - nếu (thuộc cấu trúc rẽ nhánh)
mod - chia lấy phần nguyên, ví dụ 16 mod 3 thì bằng 5
not - phủ định
or - hoặc
procedure - Thủ thục
String - kiểu xâu
then - thuộc cấu trúc rẽ nhánh
to - thuộc vòng lặp for
uses - khai báo thư viện
var - khai báo biến
while - trong khi (vòng lặp while)

Biến

Tham khảo trang 22 sgk tin học 11 hoặc trang 29 sgk tin học 8
Biến đơn giản là dùng để lưu trữ dữ liệu, mình cần phải định nghĩa kiểu dữ liệu cho nó , vì gọi biến nên nó có thể thay đổi được, và để có thể gọi được biến thì ta cần đặt cho nó một cái tên. Cách thức khai báo biến mình sẽ kết hợp giới thiệu cho các bạn trong bài tiếp theo

Hằng

Hằng thì nó cũng giống biến thôi, chỉ khác ở chỗ bạn khai báo rồi gán giá trị cho nó và giá trị đó sẽ không đổi và bạn cũng không cần định nghĩa kiểu dữ liệu cho nó

Kiểu dữ liệu

Tham khảo trang 21 sgk tin học 11
Cái này dùng cho khi khai báo biến nhé
1. Kiểu nguyên
số nguyên bao gồm các số tự nhiên dương (1, 2, 3, …), các số đối của chúng (−1, −2, −3,...) và số không
byte - từ 0 đến 255
integer - từ -2^15 đến 2^15-1
word - từ 0 đến 2^16-1
longint - từ -2^31 đến 2^31-1

2. Kiểu thực
Số thực bao gồm cả số dương, số 0 và số âm, số hữu tỉ
Số hữu tỉ là các số x có thể biểu diễn dưới dạng phân số (thương) a/b, trong đó a và b là các số nguyên nhưng b khác 0
real - từ 10^-38 đến 10^38

3. Kiểu ký tự
char - 256 ký tự trong bộ mã ASCII
Bạn có thể xem bảng mã ASCII tại https://vi.wikipedia.org/wiki/ASCII

4. Kiểu boolean
boolean - true hoặc false

Một số hàm và thủ tục dựng sẵn

Các hàm tính sin, cos ... Các bạn tham khảo trang 129 sgk tin học 11, viết rất rõ và đầy đủ

Comments

Post a Comment



» Vui lòng không spam vì nó sẽ bị xóa ngay sau đó.
» Nếu chèn code hãy mã hóa trước khi chèn vào nhận xét.
» Nếu thủ thuật Blog không áp dụng được thì hãy để lại URL blog để mình tiện kiểm tra.